Có bao nhiêu phương pháp chính chẩn đoán bệnh nhiễm virus? | Virus học (nuôi cấy)
Miễn dịch học
Sinh học phân tử |
Thế nào là chẩn đoán trực tiếp / gián tiếp? | Trực tiếp: Tìm virus hoặc thành phần của virus
Gián tiếp: Tìm sản phẩm do nhiễm virus tạo nên |
Xét nghiệm để tìm kháng nguyên virus, đây là phương pháp chẩn đoán? | Trực tiếp |
Xét nghiệm để tìm kháng thể kháng virus, đây là phương pháp chẩn đoán? | Gián tiếp |
Trong các trường hợp BN bị nhiễm cấp, chúng ta cần dùng phương pháp chẩn đoán nào? | Phương pháp trực tiếp
=> Giai đoạn đầu cơ thể chưa kịp tạo ra kháng thể |
Những yêu cầu khi thu thập bệnh phẩm? | Lấy càng sớm càng tốt
Đảm bảo vô trùng
Không pha loãng BP/ mẫu để chẩn đoán trực tiếp |
Điều kiện tối ưu để bảo quản bệnh phẩm? | -70 độ C / bình đá CO2 |
Điểm khác biệt về việc nuôi cấy Virus so với VK? | Đa số không nuôi cấy được, nếu được cũng rất lâu |
Các cách phân loại PP Miễn dịch học? | 1. PƯ dựa trên sự tạo thành "hạt" (PƯ ngưng kết)
2. PƯ dựa trên hoạt động sinh học của Kháng thể
3.PƯ miễn dịch đánh dấu |
ELISA viết tắt cho? | Enzyme linked immunosorbent assay |
Ngưỡng phát hiện của miễn dịch huỳnh quang là bao nhiêu? | 0,1 microgam/ml |
Định lượng miễn dịch enzym (ELISA) có ngưỡng phát hiện là? | 0,0001 microgam/ml |
Khi nào dùng MD huỳnh quang trong chẩn đoán? | Chẩn đoán:
- RSV (virus hợp bào hô hấp - gây bệnh đường hô hấp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ)
- Tìm thể nesgri trong bệnh dại
* Đếm TB dòng chảy: đếm và phân loại TB
(Vd: Đếm có bao nhiêu CD4, CD8) |
Trình bày phương pháp Đếm TB dòng chảy trong MD huỳnh quang? | Mỗi loại TB có KN khác nhau => Tìm kháng thể tương ứng rồi nhuộm huỳnh quang sau đó gắn vào KN
Sau khi tiến hành phản ứng => Đi qua cái phễu, có 1 thiết bị đếm quang, đo được bao nhiêu KN cần tìm |
Khi nào xài phương pháp ELISA trong chẩn đoán? | Trong chẩn đoán HBV, HCV, HIV, Rubella |
Thuốc nhuộm gắn vào kháng thể kháng sởi đã biết trong MD huỳnh quang? | Rhodamin |
MAC - ELISA là viết tắt của? | IgM Antibody Capture - ELISA |
Trong việc tìm kháng thể IgG, cần lưu ý điều gì? | Kháng thể IgG tạo ra muộn hơn IgM nhưng tồn tại lâu hơn
=> Phải làm xét nghiệm kép: lần 1 khi mới nhập viện, lần 2 sau 1-2 tuần.
Đường đồ thị, hiệu giá kháng thể phải tăng
=> Mắc bệnh |
Hiệu giá ranh giới của Antistreptolysin O (+) khi nào? | > = 400đv/ml |
Đâu là xét nghiệm đầu tay trong chẩn đoán Virus? | Miễn dịch học
Bệnh thông thường, ít khó khăn xài pp MD học đầu tiên. Nếu không được => SHPT |
Khi nào dùng phương pháp SHPT trong chẩn đoán? | 1.Phát hiện virus gây bệnh
- Xác định tác nhân gây bệnh mới
- Virus không thể / khó nuôi cấy thường qui:
HBV, HCV, HIV, HPV
2. Định lượng virus
3. Xác định gen (của kí chủ, của virus) |
Tại sao lại dùng pp SHPT trong chẩn đoán Covid19? | Vì tình hình nguy hiểm cấp bách, xài SHPT nhanh gọn, ít nguy cơ lây nhiễm |
Ý nghĩa của "Real time" trong RT-PCR? (reverse transcription) | Mang tính định lượng, không cần chạy điện di thủ công, do máy thực hiện |
Virus nào cần được xác định kiểu gen trong vi sinh lâm sàng? | Virus có nhiều phenotype.
Vd: HPV (gây mụn cóc, ung thư cổ tử cung) có 200 phenotypes |
Gen kháng thuốc nào cần được tìm trên Virus HBV? | Lamivudin, Adefovir |
Trong chẩn đoán nhiều bệnh nhiễm VSV, đâu là tiêu chuẩn vàng? | XÉT NGHIỆM |
Đâu là các họ virus DNA gây bệnh ở người? | 1. Poxviridae - Đậu mùa (Variola virus)
2. Parvoviridae - B19
3. Papovaviridae (Papillomavirus) - HPV
4. Herpesviridae - HSV, VZV, CMV, EBV
5. Adenoviridae
6 Hepadnaviridae - HBV |
Đâu là những Virus có sợi đơn DNA (ssDNA) ??? | Parvoviridae |
Đâu là những virus DNA có màng bọc? | Pox, HBV, Herpes (HSV) |
Đâu là những vi khuẩn DNA không có màng bọc? | Parvo, Papo (HPV), Adeno |
Papovaviridae (Papillomavirus) gây ra bệnh nào? | Mụn cóc, U nhú |
Những virus DNA nào đã có vaccine? | Pox (đậu mùa), Herpes (thủy đậu), Adeno
và HBV và HPV |
Kháng nguyên của Virus đậu mùa (Poxviridae) thuộc giống Orthopox có đặc điểm gì? | Ổn định, không thay đổi, Có 1 type huyết thanh |
Khi nhiễm virus đậu mùa, cơ thể đáp ứng MD như thế nào? | ĐƯMD bảo vệ cơ thể chống tái nhiễm hoàn toàn |
Chích ngừa vaccine đậu mùa có hiệu lực trong vòng bao nhiêu năm? | Từ trên 5 năm |
Đặc điểm khác biệt trong sức đề kháng của Virus đậu mùa so với các virus có màng bọc khác? | Không nhạy cảm với Ether |
Đâu là ổ chứa và kí chủ DUY NHẤT của virus đậu mùa? | Người |
Virus nào vẫn còn đang là nguy cơ của chiến tranh sinh học? | Virus đậu mùa (Variola virus) |
Virus B19 thuộc họ Parvoviridae gây bệnh ở đâu? | Hệ hô hấp
Da, niêm mạc
Nhiễm virus bẩm sinh |
Virus B19 gây ra những bệnh lí nào? | Bệnh nhẹ
Ban đỏ, đau khớp, thiếu máu mạn ở người suy giảm MD, phụ nữ có thai |
Họ Papovaviridae có những loại virus nào gây bệnh? | 1. Dòng Polyomaviruses: JC virus, BK virus
2. Dòng Human Papillomaviruses: HPV |
Đặc điểm đặc trưng của HPV? | Bền với yếu tố lí hóa bên ngoài, có tính hướng biểu mô |
Dựa trên thành phần nào để định danh các type HPV? | Acid Nucleic
Không liên quan đến sự phát triển chủng loại |
Vaccine HPV được sản xuất bằng công nghệ nào? | Công nghệ di truyền |
Các loại Herpesvirus gây bệnh? | 1. HSV: mụn rộp
2. VZV: thủy đậu, zona
3. CMV: khuyết tật bẩm sinh
4. EBV: ung thư mũi hầu |
Herpesvirus gây bệnh ở đâu? | Da niêm, Thần kinh, Nhiễm virus bẩm sinh, Sinh ung |
Cơ thể đáp ứng với Herpesvirus bằng cách nào? | Miễn dịch dịch thể & Miễn dịch TB |
Mỗi người chỉ nhiễm Varicella 1 LẦN, tạo MD với Varicella. Vậy cùng người đó có thể mắc Zoster nữa không? | Có, và cũng chỉ thường mắc Zoster 1 LẦN |
Đối với Herpesvirus, đã có vaccine hiệu quả cho loại nào? | VZV - Thủy đậu, trái rạ |
Nhắc đến Adenoviruses, ta nghĩ ngay đến bệnh dịch nào gây bởi nó? | Đau mắt đỏ
Ngoài ra, có thể gây viêm mắt, đường hô hấp, đường tiêu hóa, tiết niệu |
Khi nhiễm Adenoviruses, cơ thể tạo ĐƯMD như thế nào? | Lâu dài và chống tái nhiễm nhờ kháng thể trung hòa đặc hiệu type |
Trẻ được bảo vệ KHÔNG nhiễm virus (Adenoviruses) nặng trên đường hô hấp bằng cách nào? | Nhờ kháng thể mẹ |
Vacccine phòng ngừa đặc hiệu Adenoviruse được sử dụng khi nào | Khi có nguy cơ. Vd: Trong khu tập thể có dịch, quân đội, hồ bơi |
Virion hoàn chỉnh của HBV có tên gọi là gì? | Tiểu thể Dane |
HBsAg xuất hiện ở đâu trên Virus HBV? | Màng bọc |
HBV kháng những chất hóa học nào sau đây? | Cồn và Ether |
Dùng tia UV chiếu vào huyết tương và các sản phẩm khác của máu KHÔNG phá hủy được thành phần nào của HBV? | HBsAg |
Kháng nguyên nào sau đây CHỈ hiện diện trong gan? | HBcAg |
Kháng nguyên HBsAg (+) có ý nghĩa gì? | Vẫn còn virus trong người |
Kháng thể Anti-HBs (+) có ý nghĩa gì? | Đã tiêu diệu được Virus |
Kháng nguyên HBeAg (+) có ý nghĩa gì? | Virus đang tăng trưởng, có khả năng lây nhiễm mạnh mẽ |
Kháng thể Anti-HBe (+) có ý nghĩa gì? | Virus không tăng trưởng nữa |
Khi làm xét nghiệm máu sẽ không phát hiện KN nào của HBV? | HBcAg (vì chỉ nằm trong TB gan) |
Anti-HBc IgM (+) có ý nghĩa gì? | Viêm cấp |
Khi BN đến để chẩn đoán có HBV hay không, ta tìm kháng nguyên nào? | HBc total
HBc (+) cho biết người này đã hoặc đang gặp con HBV |
Khi CHỈ CÓ HBc (+), ta nghĩ tới trường hợp nào? | Virus đã tồn tại rất lâu rồi, những thành KN khác đều được thải loại ngoại trừ HBc |
Vì sao khó thải loại hết HBV ra khỏi cơ thể? | Vì DNA của HBV tích hợp vào DNA của TB gan |
Cơ chế bệnh sinh của Virus Herpes? | Nhiễm tiềm ẩn: Duy trì bộ gen virus trong TB KC nhưng virus KHÔNG sao chép |