Vi nấm nội tạng gây bệnh ở đâu? | Mô dưới da, trong máu,... |
Vi nấm nội tạng xâm nhập vào cơ thể bằng con đường nào? | Xâm nhập qua đường hô hấp, các vết trầy xước ở da niêm
Vượt qua sự đào thải của TB có lông chuyển đường hô hấp và đại thực bào => Vào cơ thể |
Hướng phát triển của vi nấm nội tạng? | Tại chỗ (gây sơ nhiễm ở phổi gây viêm phổi) hoặc theo dòng máu tới cơ quan khác
Kí sinh trong đại thực bào hoặc ngoại tế bào
Nấm men hoặc nấm sợi |
Vi nấm hạt men kí sinh nội tế bào trong đại thực bào bằng cách nào? | Điều chỉnh pH trong Phagolysosome (6-6,5)
Làm ảnh hưởng trình diện kháng nguyên |
Cách thức làm tăng pH của vi nấm hạt men kí sinh nội tế bào trong đại thực bào? | Tiết Urease => Sinh ammonia, ion ammonium |
Vi nấm nội tạng hấp thu sắt từ môi trường bằng cách nào? | Hình thành Sierophores, kẹp lấy phân tử sắt III và hình thành phức hợp sắt hòa tan |
Ở pH lớn việc hấp thu Sắt của vi nấm nội bào diễn ra như thế nào? | Bị cản trở. Nên pH 6-6,5 là hợp lý |
Tế bào vi nấm nào phòng thích Canxi gắn protein (CBP1) ra môi trường xung quanh? | Tế bào nấm hạt men (không phải dạng sợi) |
Trong giai đoạn kí sinh nội tế bào, đâu là thành phần quan trọng trong việc hấp thu Canxi? | CBP1
=> Làm vi nấm có cơ chế đáp ứng để tồn tại trong phagolysosome |
Tên các Vi nấm nội tạng phổ biến? | Aspergillus spp, Candida spp, Cryptococcus |
Bào tử Aspergillus nếu không bị thực bào bởi đại thực bào sẽ phát triển thành dạng nào (khi kí sinh)? | Dạng sợi |
Dạng sợi nấm và bào tử đang nảy mầm sẽ bị diệt bởi tế bào nào? | Bạch cầu đa nhân trung tính |
Cơ chế gây bệnh của Aspergillus spp? | Xâm nhập nhu mô phổi và mạch máu
=> Huyết khối và hoại tử tại chỗ, đến cơ quan khác |
Aspergillus spp bám dính vào màng đáy phế nang bằng cách nào? | Gắn kết với fibrinogen và laminin của màng đáy |
Candida spp sống ở đâu? | Hoại sinh trên da và niêm mạc
Có khả năng gắn kết vơi mô, khả năng biến đổi |
Đâu là cơ chế quan trọng trong giai đoạn đầu gây bệnh của vi nấm Candida spp? | Khả năng gắn dính vào các mô và các vật dụng khác
Khả năng gắn kết phụ thuộc vào loại nấm, độc lực,.. |
Đối với sự thay đổi của môi trường xung quanh vi nấm, Candida đáp ứng bằng cách nào? | Biến đổi từ dạng hạt men sang dạng sợi |
Cơ chế giúp C.albicans dạng sợi phát triển dọc theo rãnh hoặc qua lỗ nhỏ, giúp xâm nhập tế bào biểu mô? | Bộc lộ thigmotropism (cảm ứng tiếp xúc) |
Khả năng biến đổi của Candida spp ảnh hưởng lên vi nấm như thế nào? | Tạo sự khác nhau của glycoprotein thành TB
Thay đổi độc lực
Thay đổi khả năng tiêu diệt vi nấm của BC trung tính
Thay đổi tính nhạy cảm với thuốc kháng nấm |
Điều gì làm ảnh hưởng đến TÍNH KỴ NƯỚC của tế bào vi nấm Candida spp? | Lọai và mức độ glycosyl hóa của mannoprotein bề mặt |
Chức năng của enzyme Aspartyl proteinase do Candida tiết ra? | Thủy phân protein ký chủ, phá thủng hàng rào bảo vệ của mô liên kết
=> Khả năng tiết enzym ảnh hưởng đến khả năng gây bệnh của Candida spp, càng nhiều men càng nguy hiểm |
Bên cạnh Aspartyl proteinase, Candida spp còn tiết enzym nào? | Phospholipase làm tổn thương tế bào kí chủ giúp xâm lấn mô |
Đâu là nguồn lây chính của Cryptococcus neoformans? | Vỏ cây mục nát (cây bạch đàn)
Phân chim bồ câu |
Câu trúc nào ở màng não giúp Acid Hyaluronic trong tế bào nấm gắn với receptor CD44 của kí chủ? | Inositol |
Các yếu tố giúp Cryptococcus gây bệnh? | Phát triển ở 37 độ C
Tạo Capsule dày (chỉ khi kí sinh)
Khả năng gây bệnh phụ thuộc vào hàng rào bảo vệ của ký chủ và động lực của vi nấm |
Chức năng của bao nang (Capsule) ở Cryptococcus neoformans? | Bảo vệ tế bào nấm khỏi sự thực bào và cytokine
Ức chế miễn dịch thích nghi
Ngăn chặn opsonin hóa |
Đối với bệnh Lang ben, ta lấy bệnh phẩm như thế nào? | Cạo nhẹ vùng da nhiễm nấm hoặc dùng băng keo trong dán lên |
Cách lấy bệnh phẩm là Trứng tóc? | Cắt những sợi tóc có hạt trứng tóc |
Ở BN viêm ống tai ngoài, ta lấy bệnh phẩm như thế nào? | Lấy phần ráy tai, hoặc cạo phần vách ống tai |
Ở bệnh nhân bị Viêm giác mạc do vi nấm, ta lấy bệnh phẩm như thế nào? | Cạo lấy mảnh vết loét
(Phải nhờ BS Nhãn khoa thực hiện) |
Cách lấy bệnh phẩm Nấm da? | Cạo da rìa sang thương, nơi da gồ cao |
Cách lấy bệnh phẩm Nấm tóc? | Nhổ sợi tóc gãy, mất bóng, cong hoặc những sợi phát huỳnh quang dưới đèn Wood |
Cách lấy bệnh phẩm Nấm móng? | Cạo phần lùi xùi dưới móng
=> Giã ra bột mịn để tiến hành xét nghiệm |
Cách lấy bệnh phẩm Nấm móng Candida (nấm nội tạng) ? | Cạo mủ quanh móng và chân móng
Vết thương phải còn viêm đỏ thì bệnh phẩm khi soi mới thấy được Candida |
Cách lấy bệnh phẩm Nấm Sporothrix schenckii? | Hút mủ từ cục u mềm chưa vỡ, hoặc dùng tăm bông phết ở đáy vết loét |
Cách lấy bệnh phẩm Bướu nấm? | Lấy những hạt nhỏ từ các lỗ dò |
Cách lấy bệnh phẩm Nấm đường hô hấp? | Lấy đàm buổi sáng sớm sau khi vệ sinh răng miệng và súc miệng bằng dung dịch sát khuẩn
Hút rửa dịch phế quản khi nội soi (BAL) |
Cách lấy bệnh phẩm Nấm hệ TKTW? | Chọc lấy dịch não tủy |
Cách lấy bệnh phẩm Nấm huyết? | Lấy mãu tĩnh mạch, tủy xương |
Cách lấy bệnh phẩm Nấm Candida ở miệng? | Phết họng: dùng tăm bông phết làm bong các mảng trắng niêm mạc |
Cách lấy bệnh phẩm Candida sinh dục? | Phết dịch âm đạo: dùng tăm bông phết dịch ở TÚI CÙNG DOUGLAS, hoặc lấy những mảng trắng bám ở thành âm đạo
Nước tiểu: Lấy giữa dòng |
Nêu cách tiến hành Sinh thiết mô? | Chia 2 mẫu, 1 mẫu ngâm formol để làm GPB, 1 mẫu ngâm nước muối sinh lý để tìm nấm
* Không dùng mẫu ngâm formol để tìm vi nấm vì vi nấm sẽ chết khi ngâm formol |
Khi nào ta thực hiện phết ấn mô? | Các trường hợp biểu hiện ngoài da của vi nấm nội tạng: Talaromyces marneffei, Histoplasma capsulatum,... |
Nguyên tắc khi lấy mẫu bệnh phẩm? | Lấy mẫu vô trùng hoặc đã được sát trùng thích hợp vùng lấy mẫu
Lấy đúng mẫu: Đúng vị trí và đúng bệnh phẩm
Lấy đủ mẫu |
Nguyên tắc khi vận chuyển bệnh phẩm? | Càng sớm càng tốt
Đựng trong thùng chứa thích hợp
Kèm theo phiếu chỉ định
Bảo quản ở 4 độ C được một thời gian |
Các kĩ thuật xét nghiệm tìm vi nấm trong bệnh phẩm? | Soi trực tiếp
Cấy
Gián tiếp: phản ứng sinh hóa, miễn dịch, PCR |
Khi nào sử dụng phương pháp Soi trực tiếp với nước muối sinh lý? | Bệnh phẩm: Huyết trắng, phết họng, đàm, phân, các loại dịch tiết khác |
Cách tiến hành phương pháp Soi trực tiếp? | Hòa loãng bệnh phẩm vào nước muối sinh lý, nhỏ lên lame kính, đậy lamelle lên, rồi quan sát dưới kính hiển vi |
Khi nào sử dụng phương pháp Soi trực tiếp với KOH? | Bệnh phẩm rắn, dày: da, tóc, móng, mô |
Cách tiến hành phương pháp Soi trực tiếp với KOH? | Dung dịch KOH 10-20% sẽ làm trong (trong suốt) bệnh phẩm, giúp quan sát vi nấm dễ dàng hơn |
Khi nào sử dụng phương pháp Nhuộm mực tàu? | Tìm Cryptococcus neoformans trong dịch não tủy, đàm hoặc dịch khác |
Cách tiến hành phương pháp Nhuộm mực tàu? | Nhỏ 1 giọt bệnh phẩm cạnh một giọt mực tàu, dùng góc của lamelle trộn đều, rồi quan sát dưới kính hiển vi |
Khi nào sử dụng phương pháp Nhuộm Giemsa? | 1. Tìm Vi nấm ký sinh nội TB trong Đại thực bào
Ex: Talaromyces marneffei, Histoplasma capsulatum
2. Tìm thể hoạt động bên trong bào nang
Ex: Pneumocytis jirovecii |
Bệnh phẩm đối với Nhuộm Giemsa? | 1. Tìm Vi nấm ký sinh nội tế bào:
Bệnh phẩm từ máu, tủy xương, phết ấn mô
2. Tìm thể hoạt động trong bào nang
Bệnh phẩm từ đàm hoặc BAL (dịch phế quản) |
Khi nào sử dụng phương pháp nhuộm Gomori Methenamine Silver (GMS)? | Quan sát thành bào nang của Pneumocystis jirovecii |
Khi nào sử dụng phương pháp nhuộm Huỳnh quang? | Quan sát thành bào nang của Pneumocystis jirovecii
Dùng kháng thể đơn dòng |
Nhuộm HE và PAS để làm gì? | Nhuộm Vi nấm ký sinh trong mô
Nhuộm theo phương pháp mô học, GPB |
Cơ chế của nhuộm LPCB? | Phenol: diệt tế bào nấm
Lactic acid: bảo quản
Cotton blue: nhuộm Chitin
=> Nhuộm lưu trữ sau cấy
(Không dùng cho bệnh phẩm lấy trực tiếp từ BN) |
Để tìm Candida sp, đâu là phương pháp đơn giản để phát hiện? | Soi trực tiếp với nước muối sinh lý |
Để tìm Aspergillus sp, đâu là phương pháp đơn giản để phát hiện? | Nhuộm HE, PAS, nước muối, KOH |
Đâu là phương pháp đơn giản để phát hiện Talaromyces marneffei? | Nhuộm Giemsa |
Ưu điểm của phương pháp Cấy nấm? | 1. Phát hiện nhiễm nấm ở bệnh phẩm có mật độ vi nấm thấp
2. Giúp định danh vi nấm
3. Giúp chẩn đoán nhiều bệnh, đặc biệt là những vi nấm gây nhiễm trùng huyết hoặc ở các vị trí vô trùng khác |
Thời gian mọc của Histoplasma capsulatum? | 4 tuần |
Thời gian cấy Vi nấm trung bình? | 1-2 tuần |
Đâu là những vi nấm sau khi cấy cần sử dụng các phản ứng sinh hóa để định danh chính xác? | Các vi nấm hạt men như Candida và Cryptococcus |
Để xem thử BN trước đây đã từng tiếp xúc với Vi nấm như Histoplasma capsulatum, Candida, Aspergillus,... hay chưa, ta sử dụng phương pháp nào? | Miễn dịch tìm kháng thể
(tìm kháng thể với Mannans) |
Đối với phương pháp Miễn dịch tìm kháng nguyên, ta tìm thành phần nào ở nấm Candida? | Kháng nguyên enolase |
Đối với phương pháp Miễn dịch tìm kháng nguyên, ta tìm Beta-1,3-glucan ở vi nấm nào? | Candida và Aspergillus |
Đâu là thành phần quan trọng ở thành tế bào Aspergillus? | Galactomannan |
Đối với phương pháp Miễn dịch tìm kháng nguyên, ta tìm thành phần nào ở nấm Talaromyces marneffei? | Kháng nguyên Mp1p |
Ưu và nhược điểm của phương pháp tìm Kháng nguyên so với phương pháp tìm Kháng thể? | Có giá trị hơn nhưng chỉ có giá trị chẩn đoán khi Vi nấm gây bệnh thực sự |
Mật độ nấm trong máu mà phương pháp Sinh học phân tử có thể phát hiện được? | <1CFU/ml |
Test nhanh đối với nấm Cryptococcus? | LFA
=> Tìm Glucuoronoxylomanna trong bao nang polysaccharide |